Thứ Ba, 14 tháng 1, 2020

Nguyên lý hoạt động của máy đo độ dẫn điện

Máy đo độ dẫn điện không còn xa lạ gì với mọi người, chúng được sử dụng trong các phòng thí nghiệm hay công nghiệp. Nhưng với sự đa dạng về giá cả của máy, thì chúng dần trở thành thiết bị quen thuộc với bà con nông dân. Đã biết đến máy nhưng chúng hoạt động như thế nào thì mấy ai biết?
Ứng dụng cụ thể máy đo độ dẫn điện 
Máy đo độ dẫn điện được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau với nhiều mục đích khác nhau như để đo độ dẫn điện của nước, của đất và cả thực phẩm,…
Khi biết được độ dẫn điện người ta sẽ xác định được mức độ tạp chất của nguồn nước sinh hoạt, nguồn nước trong công nghiệp.
Cụ thể, một số ngành công nghiệp cần xác định độ dẫn điện như hoá chất, công nghiệp bán dẫn, phát điện, công nghiệp dệt may, khai thác mỏ, công nghiệp dầu khí,….
Nguyên lý hoạt động của máy đo độ dẫn điện
Để đo độ dẫn điện EC hay để đo TDS, ngươi ta dùng máy đo độ dẫn điện để đo và máy này hoạt động theo nguyên lí như sau:
Đặt trong dung dịch hai điện cực với một điện áp xoay chiều. Một dòng điện sẽ được tạo ra phụ thuộc vào bản chất dẫn điện của dung dịch.
Thiết bị đo độ dẫn điện sẽ đọc điện này và hiển thị chỉ số tương ứng theo đơn vị EC hoặc ppm.
Giới thiệu một số máy đo độ dẫn điện phổ biên hiện nay
Máy đo độ dẫn Hanna HI98304
- Hanna HI 98304 là một trong những máy đo EC nổi bật nhất. Máy có thiết kế rất gọn nhẹ và tiện dụng; được rất nhiều người lựa chọn nhờ khả năng hoạt động mạnh mẽ và ổn định, có độ tin cậy cao. Đây được đánh giá là một thiết bị lý tưởng cho các ứng dụng trong các hoạt động xử lý nước, nông nghiệp thủy canh, nồi hơi, tháp làm mát hay trong phòng thí nghiệm...
- Máy sở hữu rất nhiều các tính năng nổi bật như: thang đo rộng, có thể đo được EC ở thang cao; màn hình LCD kích thước lớn với giao diện rất thân thiện; tự động hiệu chuẩn và tự động bù nhiệt; tự động tắt nguồn để tiết kiệm pin…
Máy đo EC/TDS Thang Thấp Hanna HI99300
- Hệ số TDS tùy chỉnh - Giá trị TDS trong dung dịch nước tỷ lệ thuận với độ dẫn điện. Tỷ lệ giữa hai thông số này phụ thuộc vào dung dịch được đo. HI99300 có một hệ số điều chỉnh TDS 0.45-1.00 với khoảng thời gian 0.01, cho phép lựa chọn hệ số chuyển đổi thích hợp cho các dung dịch cụ thể.
- Tự động bù nhiệt - Vì nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến giá trị độ dẫn và TDS, máy cung cấp chế độ bù nhiệt. Đầu dò của HI99300 tích hợp cảm biến nhiệt độ tự động để tự động bù nhiệt độ trong khoảng từ 0 đến 60 ° C (32 đến 140 ° F).
- Hệ thống ngăn ngừa lỗi pin (BEPS) – Thông báo khi pin trở nên quá yếu không đảm bảo phép đo đáng tin cậy.
Biểu tượng ổn định - HI99300 hiển thị một đồng hồ đó sẽ biến mất khi giá trị đạt được sự ổn định.
Nếu bạn có nhu cầu mua máy đo độ dẫn EC thì xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0978.455.263

Phân loại máy đo đọ dẫn EC

Có thể nói rằng, máy đo độ dẫn ngày càng được người tiêu dùng biết đến bợi sự tiên nghi của chúng. Không chỉ sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản chúng còn được sử dụng phổ biến trong các ngành sản xuất công nghiệp. Sự phổ biến của chúng như vậy thì chia thành những nhóm nào
Phân loại máy đo đọ dẫn điện
Hiện nay, việc đo được độ dẫn điện của đất ngày càng trở nên dễ dàng và tiện lợi bởi sự ra đời của nhiều thiết bị hiện đại. 2 thiết bị đo độ dẫn điện được sử dụng nhiều nhất hiện nay chính là Bút đo độ dẫn EC và máy đo độ dẫn.
Bút đo độ dẫn (EC)
Như tên gọi của chúng bút đo độ dẫn có thiết kế như hình chiếc bút kíc thước khá nhỏ và tiện lợi cho việc di chuyển làm việc ngoài trời. Với sự phát triển của công nghệ thì hiện nay có rất nhiều loại bút  ra đời đáp ứng nhu cầu sử dụng cho từng mục đích khác nhau của khác hàng như: Bút đo dùng hai đầu điện cực hoặc sử dụng đầu dò bốn vòng… Một chiếc bút đo có thể được tích hợp nhiều chức năng khác nhau như vừa đọ độ dẫn điện EC và tổng chất rắn hòa tan (TDS), đo pH,… rất thuận lợi cho người sử dụng.
  • Ưu điểm: Dễ sử dụng, thiết kế nhỏ gọn, giá thành khá rẻ.
  • Nhược điểm: Thang đo giới hạn, phải chọn từng loại bút phù hợp từng mẫu.
Máy đo độ dẫn (EC)
Kích thước có to hơn và khó di chuyển hơn nhưng độ chính xác của chúng tốt hơn bút, thang đo lớn lơn và máy đo độ dẫn  có 2 đầu dẫn điện đo độ 2 cực và 4 cực, người sử dụng có thể lựa chọn đầu dẫn phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.
  • Ưu điểm: Độ chính xác cao trong phòng thí nghiệm. Nhiều tùy chọn đa thông số hơn. Có thể tùy chỉnh
  • Nhược điểm: Cần nhiều bước và đòi hỏi chuyên môn cao hơn khi sử dụng và giá thành đắt hơn so với bút đo. Chúng mang lại độ chính xác trong phòng thí nghiệm cũng như hiện trường. Những máy đo này khác nhau về thiết kế và chức năng. Một số có thiết kế hai nút đơn giản, trong khi một số khác có quyền truy cập menu chi tiết. Hầu hết các máy đo độ dẫn điện cầm tay trong đất có thể kiểm tra nhiều thông số cùng một lúc. Có tùy chọn chống thấm nước.
Sợ lược về cách dùng máy đo độ dẫn
Bút đo EC được thiết kế khá đơn giản, người dùng có thể dễ dàng đo được độ EC qua các bước cơ bản sau:
  • Bước 1. Rút nắp mở ở đầu bút
  • Bước 2. Nhấn công tắc trên thân bút đo, đặt điện cực vào dung dịch cần thử TDS
  • Bước 3. Chờ 15-30 giây, sau khi ổn định về thông số, nhấn và nút GIỮ nút Hold để đọc.
  • Bước 4. Sau khi đọc, tắt đồng hồ, lau sạch đầu điện cực.
Lưu ý:
  • Khi tiến hành đo độ dẫn điện cho mẫu, người sử dụng cần phải lựa chọn thiết bị đo phù hợp với nhu cầu. Quá trình lựa chọn đúng thiết bị là hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác của kết quả đo.
  • Bên cạnh đó, ngoài cách lựa chọn thiết bị phù hợp, người dùng cần lưu ý một chút khi sử dụng để kết quả đo chính xác và thiết bị có tuổi thọ cao:
  • Đặt điện cực ở giữa cốc đo để hạn chế hiệu ứng rìa (khi đặt điện cực gần rìa cốc đo hoặc bể đo, giá trị đo bị sai lệch).
  • Dung dịch mẫu phải lấp đầy điện cực, không được có bọt khí bên trong điện cực.
  • Khi đo dung dịch mẫu có độ dẫn điện thấp, nên thực hiện thao tác đo nhanh, do mẫu dễ hấp thụ CO2, O2… từ không khí làm ảnh hưởng đến kết quả đo.
  • Khi đo liên tục: Giữa các lần đo có thể để điện cực trong nước cất. Nếu để qua đêm hoặc không cần sử dụng trong thời gian dài, cần rửa sạch và bảo quản khô, vì các dung dịch còn sót lại trong điện cực có thể làm nhiễm bẩn hoặc ăn mòn nhiệt cực, ảnh hưởng đến độ chính xác của phép đo.
Nếu bạn có nhu cầu mua máy hay bất cứ thắc mắc gì thì xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0978.455.263

Bạn đã biết hiệu chuẩn máy đo độ dẫn EC đúng cách?

Để máy đo độ dẫn trả về kết quả chính xác chúng cần phải được thường xuyên hiệu chuẩn và chăm sóc cẩn thận. Nhưng hiệu chuẩn không đúng sẽ đi ngược lại và có thể dẫn đến hỏng máy. Cách bạn hiệu chuẩn có đúng hay đang làm sai. Dưới đây chúng tôi chỉ ra những dấu hiệu nhận biết bạn đang làm sai
Các dung dịch hiệu chuẩn đầu đo độ dẫn dễ bị nhiễm bẩn, có nghĩa là bất kỳ mẫu nước khử ion nào còn sót lại trên đầu dò sẽ thay đổi giá trị chuẩn của dung dịch.
Vì vậy, dung dịch chuẩn được sử dụng phải đảm bảo độ tinh khiết và không bị nhiễm bẩn.
Cần lưu ý rằng phải luôn sử dụng dung dịch hiệu chuẩn mới cho mỗi lần hiệu chuẩn và nên sử dụng dung dịch chuẩn có nồng độ gần với giá trị của mẫu (Dung dịch hiệu chuẩn phổ biến nhất cho độ dẫn là 1413 µS/cm)
Mẫu bị nhiễm bẩn
Giống như dung dịch hiệu chuẩn độ dẫn, dung dịch mẫu của bạn cũng dễ bị nhiễm bẩn, đặc biệt nếu nó có độ dẫn thấp. Mẫu bị nhiễm bẩn sẽ gây khó khăn trong quá trình đo và dẫn đến sai số.
Cần chú ý về việc rửa đầu dò sau khi sử dụng để làm sạch các vết mẫu còn sót lại trên các cảm biến và giữ sạch cho các lần đo sau.
Sự phân cực điện cực
Sự phân cực sẽ làm cho kết quả đo mẫu bị chênh lệch lớn so với kết quả dự kiến. Khi chọn máy đo độ dẫn, bạn hãy đảm bảo rằng thang đo của máy đo được độ dẫn dự kiến của mẫu cần đo.
Khi một điện tích tích tụ trên các cảm biến của hai đầu đọc điện cực sẽ làm điện cực không chính xác. Điều này có thể xảy ra với bất kỳ đầu dò 2 cực nào, nhưng nó phổ biến nhất với những đầu dò có chân bằng thép không gỉ. Giải pháp cho vấn đề này là sử dụng máy đo độ dẫn với cảm biến than chì, vì chúng ít phản ứng hơn. Các máy đo độ dẫn này sử dụng các tần số dòng điện xen kẽ và các tổ hợp tế bào liên tục hoạt động tốt nhất trong một phạm vi nhất định, do đó chúng giảm thiểu các tác động của sự phân cực.
Hiệu ứng trường biên
Máy đo độ dẫn cho kết quả đo không ổn định?
Hiệu ứng trường biên là điện trường được tạo ra bởi đầu dò (điện trường được sử dụng để đo độ dẫn) đang bị nhiễu bởi một vật khác, chẳng hạn như các cạnh của cốc chứa dung dịch. Kim loại sẽ làm kết quả đo được từ máy đo sẽ cao hơn giá trị thực tế của mẫu. Thủy tinh và nhựa sẽ làm kết quả đo được từ máy đo sẽ thấp hơn giá trị thực tế của mẫu.
Để tránh tình trạng này, cần đảm bảo rằng đầu dò độ dẫn không quá gần với các cạnh hoặc đáy cốc chứa dung dịch, khoảng cách 2.5cm là tốt nhất.
Phần cảm biến không tiếp xúc được với dung dịch cần đo
Khi tiến hành quá trình đo, cần lưu ý phẩn cảm biến trên đầu đo độ dẫn phải hoàn toàn được nhúng chìm trong dung dịch. Bước này đặc biệt quan trọng với đầu đo độ dẫn 4 vòng, bởi vì bạn sẽ cần một mẫu lớn hơn so với các đầu dò khác để đảm bảo rằng tất cả 4 vòng và lỗ thông hơi đều ngập hoàn to
Nếu phần cảm biến không được nhúng chìm trong dung dịch sẽ không thể đo được độ dẫn điện của mẫu.
Không bù nhiệt độ khi đo
Một yếu tố quan trọng nên xem xét khi mua máy đo độ dẫn là nhiệt độ. Nhiều máy có tính năng bù nhiệt độ tự động để đảm bảo rằng phép đo phù hợp trong một phạm vi nhiệt độ.
Khi mẫu có nhiệt độ vượt mức nhiệt độ phòng (25°C/77°F) sẽ cho ra những kết quả đo độ dẫn khác nhau. Điều này là do khi nhiệt độ tăng, các ion trong dung dịch di chuyển nhanh hơn. Máy đo có tính năng bù nhiệt độ giúp điều chỉnh kết quả đo dựa trên nhiệt độ của mẫu, cho kết quả chính xác hơn.
Hiệu chuẩn sai sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả và tuổi thọ của máy, chính vì vậy bạn cần tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc địa chỉ bán. Nếu bạn có nhu cầu mua máy đo độ dẫn EC thì xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0978455263.

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2020

Chăm sóc và bảo dưỡng đầu dò đo EC đất

Chăm sóc và bảo dưỡng thiết bị đúng cách rất qua trọng, chúng sẽ cho kết quả đo chính xác ngoài ra vệ sinh, hiệu chuẩn và bảo dưỡng đúng cách sẽ kéo dài tuổi thọ của đầu dò.  Với sự phát triển của công nghệ thì may do do dan EC hiện nay được tích hợp nhiều tính năng có thể đo pH, nhiệt độ, TDS hay độ mặn, nhưng đấy cũng chính là bất lợi khiến người dùng khó bảo quản đúng cách. Dưới đây điện máy Bảo Ngọc xin chia sẻ thông tin cho mọi người biết.
Vệ sinh định kỳ         
Giữ đầu dò độ dẫn luôn sạch sẽ là bước đầu tiên để có được kết quả chính xác nhưng vệ sinh không đúng cách cũng có thể làm thay đổi cách đầu dò phản ứng trong mẫu. Nếu có vết cặn bẩn bám trên đầu dò có thể làm cho máy đo EC đo ra giá trị quá thấp hoặc quá cao. Vệ sinh đầu dò đúng cách giữa các lần đo là rất quan trọng để có được kết quả đo ổn định. Một số máy đo sẽ có chức năng cảnh báo khi đầu dò cần phải được làm sạch. Tuỳ loại đầu dò sẽ có cách vệ sinh riêng.
Đối với đầu dò EC/TDS hoặc EC/TDS/Độ mặn:

  • Rửa đầu dò bằng nước khử ion.
  • Nếu có cặn bám dính vào đầu dò, sử dụng vải mềm để loại bỏ bụi.
  • Đặc biệt cẩn thận với bước này! Một số đầu dò có thân thủy tinh và cần cẩn thận khi cầm đầu dò.
  • Bạn không cần phải sử dụng nhiều lực; điều này có thể uốn cong đầu dò hai điện cực. Thay vào đó, rửa sạch đầu dò và nhẹ nhàng dùng vải. Làm ẩm vải bằng nước khử ion có thể giúp loại bỏ bụi dễ dàng hơn.
  • Nếu sử dụng vải, đảm bảo rửa lại đầu dò, bất kỳ sợi vải nào dính vào đầu dò có thể ảnh hưởng đến kết quả đọc.
  • Rửa lại đầu dò bằng nước khử ion.

Đối với đầu dò pH/EC/TDS/Nhiệt độ:

  • Thêm nước khử ion vào một chai bóp hoặc bình xịt.
  • Tráng đầu dò bằng nước khử ion.
  • Nếu vẫn còn vết bẩn trên đầu dò, KHÔNG lau đầu dò! Thay vào đó, sử dụng một dung dịch rửa đặc biệt dành cho đất.

1. Có nhiều dung dịch làm sạch, bao gồm các dung dịch rửa chung, chuyên trong nông nghiệp, đất mùn và đất trồng.
2. Khi sử dụng dung dịch rửa chuyên dụng:
- Tráng đầu dò trước khi nhúng nó.
- Để đầu dò ngâm trong dung dịch rửa trong 15 phút.
- Lấy đầu dò ra khỏi dung dịch làm sạch.
- Tráng đầu dò bằng nước khử ion.
- Đặt đầu dò vào dung dịch bảo quản ít nhất 1 giờ trước khi sử dụng lại.
Trên đây chỉ là hướng dẫn chung nếu bạn đọc muốn chính xác hơn thì nên tham khảo sách hướng dẫn để thực hiện chính xác
Hiệu chuẩn thường xuyên
Hiệu chuẩn đầu dò độ dẫn điện đất có thể hơi phức tạp. Điều này là do các dung dịch chuẩn hiệu chuẩn được sử dụng cho các đầu dò EC rất dễ bị nhiễm có thể do nước khử ion được sử dụng để rửa đầu dò, hoặc cũng có thể nhiễm chéo từ  các chuẩn khác, dung dịch bảo quản từ đầu dò pH, hoặc dư lượng từ mẫu. Sự nhiễm bẩn sẽ thay đổi hiệu chuẩn đủ để làm hiệu chuẩn không chính xác.   
Tránh nhiễm chéo sẽ dễ dàng hơn nhiều khi sử dụng các gói dung dịch hiệu chuẩn dùng một lần. Các gói sử dụng một lần đảm bảo rằng bạn sử dụng một chuẩn hoàn toàn mới cho mỗi lần hiệu chuẩn. Ngoài ra, có thể tráng sơ đầu dò với một ít dung dịch hiệu chuẩn đó trước khi nhúng vào.
Các bước hiệu chuẩn độ dẫn điện:
1. Đổ đầy bình bóp hoặc chai xịt bằng nước khử ion.
2. Sử dụng chai, rửa sạch đầu dò.
3. Nếu sử dụng gói dung dịch hiệu chuẩn một lần dùng một lần, hãy mở gói:

  • Mở chế độ hiệu chuẩn trên máy đo EC của bạn.
  • Đảm bảo bạn đã chọn đúng dung dịch hiệu chuẩn.
  • Tráng đầu dò bằng một ít dung dịch hiệu chuẩn
  • Nhúng đầu dò vào trong gói, đảm bảo rằng nó được nhúng đúng cách.
  • Để giá trị ổn định và nhận chuẩn.
  • Lấy đầu dò ra khỏi dung dịch chuẩn và rửa lại bằng nước khử ion.

4. Nếu sử dụng dung dịch hiệu chuẩn dạng chai:

  • Đổ một ít dung dịch chuẩn vào cốc khô và sạch.
  • Đặt cá từ vào cốc và đặt cốc lên máy khuấy từ.
  • Khuấy chuẩn trong cốc và đổ chất chuẩn đó ra.
  • Đổ đầy cốc với dung dịch chuẩn đủ để nhấn chìm đầu dò.
  • Mở chế độ hiệu chuẩn trên máy đo EC của bạn.
  • Đảm bảo bạn đã chọn đúng dung dịch hiệu chuẩn.
  • Tráng đầu dò bằng một ít dung dịch hiệu chuẩn
  • Nhúng đầu dò vào trong cốc, đảm bảo rằng nó được nhúng đúng cách.
  • Để giá trị ổn định và nhận chuẩn.
  • Lấy đầu dò ra khỏi dung dịch chuẩn và rửa lại bằng nước khử ion
  • Lặp lại các bước này cho các dung dịch chuẩn độ dẫn điện khác.

Bảo quản đầu dò đúng cách
Bảo quản đầu dò dẫn điện khác nhau tùy theo loại đầu dò. Một điều không bao giờ thay đổi là đầu dò phải luôn luôn được sạch sẽ. Tráng đầu dò bằng nước khử ion để loại bỏ tất cả cặn khỏi bề mặt.
Đối với đầu dò EC / TDS hoặc EC / TDS / Độ mặn:
1. Rửa đầu dò. Thực hiện theo các hướng dẫn rửa ở trên.
2. Luôn đậy nắp hoặc ống bảo vệ.
Đối với đầu dò pH/ EC / TDS / Nhiệt độ:
1. Rửa đầu dò. Thực hiện theo các hướng dẫn rửa ở trên.
2. Sau đo bảo quản điện cực trong nắp chứa dung dịch bảo quản.
Nếu bạn có nhu cầu mua máy đo EC giá rẻ thì xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0978.455.263

Xác định độ mặn của đất theo độ dẫn điện

Sự phát triển của cây phụ thuộc vào nhiêu yếu tố của đất như độ pH độ mặn hay hàm lượng dinh dưỡng ... Tùy theo mỗi loại thì cây thì chúng có chỉ số phù hợp hay mỗi cây có thể phát triển tốt đều có một giới hạn định mức nhất định. Trong số yếu tố đó thì chỉ số EC và độ mặn là khá quan trọng quyết dịnh sinh trưởng. Vậy làm thế nào có thể xác ddingj độ mặn của đất theo độ dẫn điện?
Độ dẫn điện là gì
Độ dẫn điện (EC) là mức độ truyền tải dòng điện của một chất. Các hạt tích điện nhỏ, được gọi là ion, giúp mang điện tích đi qua một chất. Các ion này có điện tích dương hoặc âm. Càng có nhiều ion thì độ dẫn điện càng cao;  ít ion hơn thì độ dẫn điện sẽ thấp hơn. EC thường được báo cáo bằng milliSiemans trên một centimet (mS/cm).
Độ mặn của đất là gì?
Độ mặn hay độ muối được định nghĩa là tổng lượng tính theo gam các chất hòa tan chứa trong 1 kg nước.
Đất mặn là loại đất chứa nhiều cation Natri (Na+) hấp thụ trên bề mặt keo đất và trong dung dịch đất. Cation Natri có nguồn gốc từ: đá mẹ, nước biển, xác động thực vật … Đất mặn được hình thành do trầm tích biển hoặc ảnh hưởng của đất mặn tràn, hoặc mặn mạch ven biển, cửa sông, đất có đặc tính mặn (salic properties) không có tầng Sunfidic cũng như tầng Sunfuric trong phẫu diện đất.
Xác định độ mặn của đất theo độ dẫn điện
Cây trồng nói chung sống được chịu ảnh hưởng của thông số EC, đó chính là độ dẫn điện hay còn gọi là Ec (Electricity Conductivity) của đất. Trên nguyên tắc, dung dịch đất càng mặn thì nồng độ ion (gồm cả cation – ion dương và anion – ion âm) trong dung dịch càng cao. Nghĩa là nồng độ muối càng cao, thì độ dẫn điện của dung dịch càng mạnh.
Giá trị EC trong đất nằm trong khoảng từ 0.2 - 1.2 Ms/cm là giá trị dinh dưỡng cây có thể sử dụng tốt, dưới ngưỡng 0.2 Ms/cm cây thiếu, trên ngưỡng 1,2 Ms/cm giá trị dinh dưỡng dư. Cũng như kiểm soát pH, bà con nông dân có thể kiểm tra độ dẫn điện của đất thường xuyên bằng các thiết bị cầm tay. Hiện nay, trên thị trường có không ít các loại máy đo EC trong đất giúp bà con xác định dễ dàng thay vì sử dụng phương pháp thủ công hay bỏ qua. Bảng dưới đây chuyển đổi độ dẫn EC sang độ mặn của đất.
Độ mẫn cảm với muối trong đất của cây
EC (dS/m)
Độ mặn của đất
Cây rất mẫn cảm
< 0,95
Rất ít mặn
Cây mẫn cảm vừa
0,95 - 1,90
Mặn ít
Chịu mặn kém
2,0 - 4,5
Mặn trung bình
Chịu mặn vừa
4,6 - 7,7
Mặn vừa
Chịu mặn cao
7,8 - 12,2
Mặn nhiều
Quá mặn đối với cây
> 12,2
Rất mặn

Nếu bạn có nhu cầu mua máy đo EC thì xing vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0978.455.263
 hoặc qua hòm thư điện tử: sieuthidienmaybaongoc@gmail.com

Một số máy đo độ dẫn EC Extech TỐT hiện nay

Extech không còn gì xa lạ với mọi người, đây là một trong những thương hiệu lớn chuyên sản xuất các thiết bị đo trong đó có máy đo độ dẫn. Hiện nay thương hiệu này cho ra rất nhiều sản phẩm HOT, dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một trong số đó:
Bút đo pH, độ dẫn Extech EC500
Thông số kỹ thuật

  • pH: 0,00 đến 14,00 p
  • Độ dẫn: 0 đến 199,9μS, 200 đến 1999μS, 2,00 đến 19,99mS
  • TDS / Độ muối / Florua: TDS / Độ mặn: 0 đến 99,9ppm (mg / L), 100 đến 999ppm (mg / L), 1,00 đến 9,99ppt (g / L)
  • Nhiệt độ: 23 ° đến 194 ° F (-5 đến 90 ° C)
  • Tối đa độ phân giải: 0.1μs, 0.1ppm (mg / L), 0.01pH, 0.1 ° F / ° C
  • Độ chính xác cơ bản : ± 2% FS, ± 0.01pH, ± 1.8 ° F / 1 ° C
  • Kích thước: 1.4x6.8x1.6 "(35.6x172.7x40.6mm)
  • Trọng lượng: 3.8oz (110g)

Tính năng của máy

  • Đo: độ dẫn điện, TDS, độ mặn, pH, nhiệt độ
  • 9 đơn vị đo lường: độ pH, ms / cm, mS / cm, ppm, ppt, mg / l, g / L, ° C, ° F
  • Bộ nhớ lưu trữ lên đến 25 bài đọc
  • Dẫn điều chỉnh tỷ lệ TDS 0,4 đến 1,0, tỷ lệ mặn cố định 0,5
  • Tính năng RENEW cảnh báo người dùng khi điện cực cần thay thế
  • Hoàn thành với đồng hồ và điện cực, nắp bảo vệ, ly mẫu, bốn pin 3V CR-2032

Máy đo độ dẫn/TDS/ nhiệt độ Extech-EC400
Thông số kỹ thuật:
Pham vi đo/ độ phân giải/ độ chính xác:

  • Độ dẫn điện: 0 đến 199.9 μS /cm / 0.1μS / cm / ± 2% FS
                                200 đến 1999μS /cm / 1μS / cm / ± 2% FS
                                2.00 đến 19.99mS /cm/ 0.01mS/ cm/ ± 2% FS
  • TDS: 0 đến 99.9ppm (mg/ L) / 0.1ppm (mg / L)/ ± 2% FS
                    100 đến 999ppm (mg/L) / 1ppm (mg / L)/  ± 2% FS
                    1.00 đến 9.99ppt (g /L)/ 0.01ppt (g / L)/  ± 2% FS
  • Độ mặn: 0 đến 99.9ppm (mg /L) / 0.1ppm (mg / L) / ± 2% FS
                        100 đến 999ppm (mg /L) / 1ppm (mg / L) / ± 2% FS
                        1.00 đến 9.99ppt (g / L) / 0.01ppt (g / L) / ± 2% FS
  • Nhiệt độ: 0 ° đến 65 ° C / 0,1 °C/ ±1.8°F/1°C
  • Nguồn: 4 pin nút SR44W
  • Kích thước: 1.4 x 6.8 x 1.6 "(36 x 173 x 41mm)
  • Trọng lượng: 3.8 oz (110g)

Tính năng của máy

  • Tự động lấy thang đo độ dẫn,TDS hoặc đo độ mặn
  • Đơn vị đo lường bao gồm ms / cm, mS / cm, ppm, ppt, mg / L, và g / L
  • Điều chỉnh độ dẫn điện  tỷ lệ TDS từ 0,4 đến 1,0
  • Tính năng giữ Dữ liệu , Tự động tắt nguồn và chỉ báo pin thấp
  • Tự động bù nhiệt 2% mỗi ° C
  • Đồng thời hiển thị độ dẫn, TDS, độ mặn, cộng với nhiệt độ
  • Bộ nhớ lưu trữ lên đến 25 bài đọc 
  • Dễ dàng thay thế màng dẫn điện
  • Chống thấm nước,  thiết kế để chịu được môi trường ẩm ướt
  • EC400 bao gồm máy chính và màng dẫn điện

Máy Đo Độ Dẫn/TDS Extech - EC210
Thông số kỹ thuật

  • Độ dẫn: 2000μS / cm, 20 mS / cm, 100 mS / cm.
  • TDS / Độ mặn: 1200ppm, 12,000ppm, 66,000ppm.
  • Nhiệt độ: 32 đến 122 ° F (0 đến 50 ° C).
  • Độ phân giải tối đa: 1μS / cm, 0.01mS / cm, 0.1mS / cm, 1ppm.
                                   10ppm, 100ppm, 0.1 ° F / ° C.
  • Độ chính xác cơ bản: ± 2% FS, ± 1.5 ° F / 0.8 ° C.
  • Kích thước: Thân: 5,3 x 2,4 x 1,3 "(135 x 60 x 33 mm).
  • Trọng lượng: 10.4 oz (295g) bao gồm đầu dò và pin.

Tính năng của máy

  • Hiển thị đồng thời độ dẫn điện hoặc TDS với nhiệt độ.
  • Tự động bù nhiệt.
  • Nhiệt độ bù tự động điều chỉnh từ 0-5,0% mỗi ° C.
  • Tính năng Hold Min/ Max dữ liệu.
  • Tự động tắt nguồn khi không sử dụng.
Nếu bạn có nhu cầu mua máy đo độ dẫn EC thì xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0978.455.263

Chăm sóc cây địa lan thế nào cho hợp lý

Trong những năm gần đây, hoa lan được thị trường khá ưa chuộng. Đặc biệt là địa lan rất được ưa chuộng vào những dịp lễ tết. Bởi được yêu thích chúng ngày càng được trồng nhiều, nhưng cây địa lan lại khó chăm sóc hơn những người trồng nghĩ. Chính vì, bài viết này chúng tôi xin chia sẽ kinh nghiệm chăm sóc cây địa lan.
Bản chất chả việc chăm sóc cây đia làn là chúng ta liên tục duy trì đầy đủ các yếu tố nhiệt độ, không khí, độ ẩm, phân bón ... Ngày xưa ông bà ta đã có câu "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống" được hiểu như thế nào trong việc chăm sóc này
Chăm sóc định kì co cây
- Cần: Lượng thời gian thường xuyên mà chúng ta dùng để chăm sóc, quan tâm tới cây lan
- Giống: giống tức là cây giống lan đem trồng, cây giống tốt và không bệnh tật + sự chăm sóc tốt sẽ sinh trưởng tốt và ngược lại
- Ánh sáng: thường lá ánh sáng tự nhiên, địa lan không chịu được ánh nắng trực tiếp mà nó thích hợp với ánh sáng tán xạ qua lưới che hay qua các tán cây hoảng 50% là vừa
- Nhiệt độ: địa lan chịu rét rất tốt, nhưng không chịu được nóng, nhiệt độ ở mức từ 18 - 20 độ C, vậy những hôm trời nóng thì cần có biện pháp làm mát cho vườn như : quạt gió, phun sương, chạy điều hoà ...
- Không khí: không khí cần để cho cây quang hợp, sự luân chuyển tốt của không khí cũng giúp tăng khả năng quang hợp của cây và nó còn giúp cây không bị sinh bệnh.
- Độ ẩm: Cần giữ cho cây không khô quá, cũng không ướt quá, không khí trong nhà trồng phải được lưu thông. Trong mùa khô, cần kiểm soát độ ẩm ở mức từ 40 - 60%, mùa hè cần duy trì độ ẩm từ 70 đến 90%.
- Nước tưới: Giảm nước tưới ở giai đoạn xử lý lạnh. Nước tưới yêu cầy phải sạch, không nhiễm bẩn, hàm lượng chất khoáng không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép, khi tưới phải để nước thấm qua đáy chậu. Có thể sử dụng máy đo ec để xác định lượng tạp chất hay độ mặn có trong nước.
Cắt tỉa và tạo hình cho cây địa lan
Địa lan hơn nhau không chỉ hương hoa mà còn là dáng hoa. Để có dáng đẹp, cần thường xuyên cắt tỉa, uốn nắn cho cây. Ngoài ra, thường xuyên theo dõi, cắt bỏ bớt cành lá khô, sâu bệnh, tạo dáng đẹp cho cây. giúp cây phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại, ngăn ngừa các tác động bất lợi khác xảy ra trong vườn.
- Thu nhặt các lá già, lá bệnh tiêu hủy
- Cách ly cây bệnh, chậu bệnh
- Điều chỉnh lượng ánh sáng theo mùa vụ.
Phân bón cây
Tập hợp các chất như :đạm (N),lân(P), kali(K), canxi (Ca), magiê(Mg)...chúng tồn tại ở 2 thể vô cơ (các loại phân chế biến sẵn cho lan) và hữu cơ (nước tiểu, nước ngâm :ốc,xương,đỗ tương...ít nhất 1 năm ), địa lan ưa phân hữu cơ hơn. Nếu "chất trồng chính" bản thân đã có đủ các dưỡng chất để cây lan phát triển thì chúng ta cũng không cần bón phân làm gì. Các cụ ngày xưa thường hay dùng đất bùn ao phơi khô để trồng địa lan, 2 năm không cần bón mà cây vẫn sinh trưởng tốt, đất bùn ao tốt là loại mà có nhiều mùn của lá cây, cũng chỉ nên chọn loại bùn ao đất thịt hay đất sét (ít bị sói mòn). Ngược lại nều chất trồng không có đủ dinh dưỡng cho cây thì chúng ta phải bón thêm phân, địa lan không cần nhiều phân do vậy chúng ta không nên bón quá nhiều, quá đặc, chỉ cần bón tuần 1 lần và "thật loãng" với phân hữu cơ 1/10 hay 1/20
Cần phải sử dụng máy móc xem lượng phân bón cấp cho cây đủ chưa ví dụ máy đo độ dẫn EC, chỉ số cho cây phát triển tốt là 0.6 -1.5 ms/c.m
Phòng trừ sâu bệnh hại
So với các loài cây khác, địa lan ít mắc bệnh hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa nó kháng mọi loại sâu bệnh. Nếu chăm sóc sai quy cách lan rất dễ mắc các bệnh như vàng lá, đốm nâu, thối rễ, cháy lá…
Trong trường hợp một số biện pháp thủ công không có hiệu quả để diệt sâu bệnh thì bạn có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật. Khi dùng thuốc này cần lưu ý đến liều lượng và cách phun. Không chỉ phun một điểm mà phun toàn bộ cây để tránh lây lan.
Lưu ý: dùng thường xuyên một loại thuốc bảo hóa chất không tốt cho cây, vậy nên cần thay đổi và xen kẽ các loại thuốc để đạt hiệu quả cao nhất.
Bài viết trên đây chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây địa lan cho các bạn, hi vọng thông tin hữu ích. Nếu bạn có nhu cầu mua máy giá rẻ chất lượng thì xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0978.455.263

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2020

Chỉ số EC thích hợp cho cây xà lách phát triển

Xà lách hay còn được gọi là cải béo, chúng thường được sử dụng làm rau ăn lá đặc biệt trong món xa lát, bánh mì kẹp, hăm bơ gơ và nhiều món ăn khác. Là loại cây dễ trồng đặc biệt đối với những mới bắt đầu trồng thủy canh.
Thủy canh là kỹ thuật trồng cây không cần đất, mà trồng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng cây trồng và các giá thể khác không phải là đất. Các giá thể này có thể là cát, trấu hun, vỏ xơ dừa, bột dừa, than bùn, sỏi nhẹ,....
Vậy chúng được trồng và chăm sóc như thế nào trong môi trường thủy canh? Chỉ số EC phù hợp với chúng là gì?
Về giống cây trồng
Cơ bản có 4 loại tùy thuộc vào bạn thích loại nào:
- Xà lách Carol: Xà lách có vị giòn, mát, hơi đắng nhưng một lúc có thể cảm nhận được vị ngọt trong rau, sử dụng để làm salat rất ngon và giàu dinh dưỡng.
- Xà lách Carol có tác dụng hỗ trợ về đường tiêu hóa, gan, giảm thiểu được các vấn đề liên quan đến tim mạch, thiếu máu, mất ngủ do căng thẳng.
- Xà lách lá xoăn: Lá xà lách khá giòn, vị đắng cũng rõ hơn. Lá có nhiều nếp uốn xoăn, gân lá giòn, dài và nhỏ, hơi chát. Loại xà lách này thường được dùng trong các nhà hàng.
- Xà lách lá đa: Giống này có vị thơm, màu lá xanh non, vị ngọt dịu, thích hợp với những vùng khí hậu nóng ẩm nhiệt đới như nước ta.
Điều kiện phát triển
- Nhiêt độ: Từ 15-20 độ C tùy từng giai đoạn
- Ánh sáng: Thường giai đoạn đầu của cây cần ánh sáng nhiều hơn giai đoạn sau, Cây xà lách cần ánh nắng từ 8 – 10 tiếng mỗi ngày để phát triển tốt.
- Độ ẩm: Xà lách là cây ưa ẩm, độ ẩm đồng ruộng thích hợp nhất là 70 – 80%, độ ẩm không khí là 65% – 75%
+ Độ PH thích hợp nhất cho xà lách là 6 – 6,5. Riêng với xà lách khí CO2 rất quan trọng cho cây sinh trưởng.
+ Chỉ số EC thích hợp cho cây phát triển 0.6-1.5 ms/cm tương đương với 280-1260 PPM. Khi cây được 5-7 ngày tuổi, bạn bắt đầu có thể nâng nồng độ dinh dưỡng dần. Thời gian đầu nồng độ khi trồng xà lách thủy canh thường từ khoảng 500-600ppm. Sử dụng máy đo EC để xác định chính xác
Cách trồng  cây xà lách thủy canh
- Bạn có thể gieo mầm trực tiếp vào rọ nhựa thủy canh chứa giá thể sơ dừa hoặc đất sét nung. Đưa rọ trực tiếp lên giàn thủy canh để tiện chăm sóc. Nồng độ ppm trong thời gian này chỉ nên để rất thấp, không quá cao.
- Cách thứ hai là bạn có thể gieo mầm trước trong mút gieo mầm hoặc viên nén sơ dừa, để trong bóng tối để kích thích sự phát triển của bộ rễ. Khi cây bắt đầu ra lá, bạn đưa cây lên giàn thủy canh để chăm sóc. Chú ý khi cung cấp dung dịch thủy canh cho rau trồng trong thời gian này cần để nồng độ ppm thấp; ánh sáng nhẹ để cây dần thích nghi với môi trường mới.
Lưu ý quá trình chăm sóc cây
- Quây lưới để bảo vệ những côn trùng khác hay ốc sên
- Nên tỉa những lá già để tránh sâu bệnh hại sinh ra và phát triển và không nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
-Từ khi gieo đến khi rễ cây có khả năng hút dung dịch cần chú ý phun tưới thường xuyên để giữ đủ ẩm cho hạt nảy mầm.
- Khi cây bắt đầu bén rễ có khả năng hút dinh dưỡng thì có thể tiến hành đổ dinh dưỡng vào thùng, khuấy cho dinh dưỡng phân tán đều trong thùng.
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng máy đo độ dẫn EC giá rẻ thì xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0978.455.263

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2020

Review bút đo độ dẫn EC/TDS/Nhiệt độ Hanna HI98311

Hanna HI98311 là sản phẩm tiêu biểu của thương hiệu Hanna - Chuyên sản xuất các thiết bị đo trong đó có may do do dan EC. Là thiết bị thuộc dòng máy kiểm tra chất lượng nước của Hanna. Máy có thiết kế dạng bút nhỏ gọn tiện dụng và được ứng dụng nhiều trong các hoạt động phân tích nước. Bù nhiệt tự động, Đầu dò có thể thay thế, Hiệu chuẩn tự động. Vậy đặc điểm của máy là gì?
Bút đo độ dẫn EC/TDS/Nhiệt độ Hanna HI98311
Hãng sản xuất: Hanna
Model sản phẩm: HI98311
Xuất xứ: Rumania
Bảo hành 12 tháng
Thông số kỹ thuật
- Thang đo:
    EC   : 0 to 3999 µS/cm
    TDS: 0 to 2000 ppm
    Nhiệt độ: 0.0 to 60.0°C / 32 to 140.0°F
- Độ phân giải:
    EC   : 1 µS/cm
    TDS: 1 ppm
    Nhiệt độ: 0.1°C / 0.1°F
- Độ chính xác:
    EC   : ±2% F.S.
    TDS: ±2% F.S.
    Nhiệt độ: ±0.5°C / ±1°F
- Hiệu chuẩn EC/TDS Tự động, 1 điểm tại 1413 µS/cm, 1382 ppm hoặc 1500 ppm
- Bù nhiệt Tự động với β tùy chỉnh từ 0.0 đến 2.4%/OC
- Hệ số chuyển đổi TDS 0.45 đến 1.00
- Nguồn pin (4) pin 1.5V
- Đầu dò Đầu dò than chì có thể thay thế HI73311 (bao gồm)
- Môi trường 0 to 50°C (32 to 122°F); RH max 100%
- Kích thước 163 x 40 x 26 mm / 100 g
Tính năng nổi bật của máy đo độ dẫn EC Hanna HI98311
- Các điện cực độ dẫn than chì cung cấp độ chính xác cao hơn bởi chống nhiễm chéo bởi các phân tử muối trong mẫu. Tất cả các đặc tính này được gói gọn trong một lớp vỏ chống thấm nước. Dòng bút đo 3 trong 1 là sản phẩm đặc biệt trong phép đo EC/TDS/nhiệt độ.
- HI98311 sử dụng điện cực than chì có khả năng chống nhiễu, chống nhiễm cao, cung cấp kết quả đo chính xác. Điện cực này cũng dễ tháo lắp, dễ dàng vệ sinh và có thể thay thế được.
- Máy có tính năng tự động bù nhiệt, giảm thiểu sai số đo do nhiệt độ.
- Hiệu chuẩn tự động tiện lợi, dễ thực hiện.
- Màn hình LCD độ phân giải tốt hiển thị kết quả đo giúp người dùng dễ dàng quan sát và đọc.
- Tính năng cảnh báo pin lỗi BEPS giúp người dùng kiểm soát được các khả năng làm ảnh hưởng đến các giá trị đo do pin.
- Tính năng tự động tắt để tiết kiệm pin.
Hạn chế của máy đo độ dẫn EC Hanna HI98311
- Thang đo giới hạn, phải chọn từng loại bút phù hợp từng mẫu.
Nhược điểm của máy không ảnh hưởng mấy, bởi những ưu điểm của máy đã đánh bật lại, rất phù hợp với người tiêu dùng sử dụng, giá thành lại rẻ. Nếu bạn có nhu cầu mua máy đo độ dẫn EC giá rẻ thì xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0978.455.263.

Hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa cẩm chướng

Cây cẩm chướng hay còn gọi là cây thanh trúc, loài hoa này đại diện biểu tượng cho tình bạn. Hoa cẩm chướng có màu sắc nhẹ nhàng tinh tế, đẹp, hương thơm ngọt ngào rất thích hợp trồng ở ngoài ban công hay bàn làm việc. Hoa cẩm chướng đẹp rực rỡ như thế, người trồng cần tuân thủ đúng quy trình để hoa được trưng bày đẹp hơn. Dưới đây, chúng tôi chia sẻ hướng dẫn trồng và chăm sóc cây hoa cẩm chướng.
Trồng và chăm hoa cẩm chướng không quá khó khăn nhưng cần phải tỉ mỉ từng được để cây có thể khỏe mạnh và đẹp rực rỡ hơn.
Điều kiện hoa phát triển
- Nhiệt độ: Thích hợp nhất là vụ Đông xuân, mùa hè có thể trồng nhưng hoa không được đep. Hoa cẩm chướng thích hợp ở nhiệt độ từ 18-25 độ C.
- Đất: Hoa ưa đất thịt nhẹ, tơi xốp có nhiều mùn, thoáng khí, giữ ẩm tốt, giàu dinh dưỡng. Độ chua đất thích hợp là 6 – 7, thích hợp trồng ở những nơi dãi nắng, mát, độ ẩm 60 – 70%
- Ánh sáng: Cẩm chướng là loài ưa sáng, cường độ thấp nhất là 2,15×104 Lux, cho nên phải đủ ánh sáng mới sinh trưởng tốt.
Chọn giống cây trồng
Có thể trồng bằng chồi hoặc gieo hạt nhưng người trồng thường sử dung cách thứ 2 nhiều hơn
- Trồng bằng chồi:  Chọn những cây khỏe, có hoa đẹp, không sâu bệnh, màu hoa tươi, sặc sỡ, hoa to
- Trồng bằng gieo hạt: cây để lấy hạt làm giống không nên cắt hoa, chỉ để giống ở cây chính vụ. Hạt hoa khó nảy mầm, phải bảo quản tốt hạt giống.
Làm đất
Đất phải làm kỹ, nhỏ mịn, lên luống phẳng, thông thường luống rộng 80cm, mặt luống 60cm, nên đào đất sâu khoảng (80-100cm) đất phải xử lý Foocmalin (hay Fooc mol) 40%; pha 5 cc foocmalin 40% vào 3 – 5 lít nước phun ướt đất, đậy nilon ủ 7 – 10 ngày.
Kỹ thuật trồng
Để tiến hành trồng hoa cẩm chướng trước hết phải chuẩn bị 10kg phân chuồng mục, 1kg Tecmo phốt phát, 1kg vôi bột, 0,5kg kali sunphát, trộn đều rải trên đất, xới nhẹ để trộn.
Sau khi đã chuẩn bị hết nguyên liệu bạn có thể gieo hạt rồi trộn với tro hay cát rắc cho đều. Hạt rắc xong phủ 1 lớp đất bột mỏng, phủ một lớp rơm rạ mỏng, sau khi gieo 4 – 6 ngày, hạt sẽ mọc, tưới nhẹ đủ ẩm 2 lần trong 1 ngày. Khi cây gieo cao 2- 3cm, nhổ tỉa trồng thưa trong chậu với khoảng cách 5 x 5cm
Hướng dẫn chăm sóc
Cây hoa cẩm chướng sẽ đâm chồi ở nhiệt độ 18 độ C. Chú ý khi thời tiết quá lạnh nên để cây dưới mái hiên. Đợi bề mặt đất trong chậu khô mới tưới thêm nước. Trồng cẩm chướng tại nơi có đủ ánh nắng. Để cây phát triển trước khi có sương giá. Chọn đất trồng cẩm chướng phải cao ráo, đất tốt, nhiều mùn, tránh nắng.
Mật độ khoảng cách bằng trồng 30 x 30cm, sau khi trồng, ở mỗi gốc cây cắm 1 que nhỏ, rồi buộc nhẹ cây vào que để bảo vệ. Sau khi trồng ta tưới nước phân chuồng loãng tỷ lệ 1/200; lượng N:P:K = 1:1:1, tưới thường xuyên 20 ngày/lần cho tới khi cây ra nụ.
Lưu ý: Người trồng nên thường xuyên kiểm tra độ dinh dưỡng của đất cấp cho cây để biết chính lượng phân bón cần phải bón cho cây. Sử dụng may do do dan EC để xác đinh. Ngoài ra, hiện nay máy được tích hợp nhiều tính năng có thể kiểm ra nhiệt độ, tổng lượng chất rắn hòa tan trong đất, hya cả độ mặn của đất. Chính vì vậy, hầu hết các chuyên gia đều khuyên dùng. Chỉ số EC thích hợp nhất trong khoảng 2.4 - 5.0 ms/cm TDS là 1400 - 2450ppm. Nếu dưới 2.4 là bị thiếu còn trên 5 có thể thừa hoặc đất bị nhiễm mặn.
Nếu bạn có nhu cầu mua máy đo độ dẫn EC thì xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0978.455.263.
Hoặc xem thêm thông tin sản phẩm tại đâyhttps://electricalconductivityec.wordpress.com/

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2020

Mối quan hệ giữ EC và TDS

Độ dẫn điện và TDS (tổng chất rắn hòa tan) thường được cho là có thể hoán đổi cho nhau, nhưng chúng thì không. Độ dẫn điện là phép đo khả năng dẫn điện của một chất. Phép đo của nó là đối ứng của Ohms, do đó Mhos là một đơn vị dẫn điện (Ohms đánh vần ngược). Vì vậy, nếu chúng ta đang xử lý các chất vô cơ hòa tan hoàn toàn, hãy nghĩ rằng các muối như natri clorua, thì TDS có thể thu được khá chính xác bằng phép đo độ dẫn.
Độ dẫn điện của nước liên quan trực tiếp đến nồng độ chất rắn bị ion hóa trong nước. Các ion từ chất rắn hòa tan trong nước tạo ra khả năng cho nước đó dẫn dòng điện, có thể được đo bằng máy đo độ dẫn thông thường hoặc máy đo TDS. Khi tương quan với các phép đo TDS trong phòng thí nghiệm, độ dẫn cung cấp một giá trị gần đúng cho nồng độ TDS, thường là trong độ chính xác mười phần trăm. (Tổng chất rắn hòa tan, nd)
Chúng có tương quan với nhau nhưng không thể đơn giản chuyển đổi đơn vị này sang đơn vị khác. Chúng ta phải đo độ dẫn của dung dịch và sau đó đo TDS của nó, sau đó chúng ta có thể so sánh hai giá trị và sử dụng độ dẫn để ước tính TDS của các mẫu tương tự.
Đo TDS đúng như thế nào?
Phương pháp trọng lực là chính xác nhất và liên quan đến làm bay hơi dung môi lỏng và đo khối lượng dư lượng còn lại. Phương pháp này nói chung là tốt nhất, mặc dù nó tốn thời gian. Nếu muối vô cơ chiếm phần lớn TDS, phương pháp trọng lực là phù hợp. (Tổng chất rắn hòa tan, nd)
Như bạn có thể tưởng tượng một cách cẩn thận, làm bay hơi nước khỏi mẫu để cân lại những gì còn sót lại là một quá trình tẻ nhạt, nhưng đó là cách duy nhất để giải thích cho chất hữu cơ hòa tan. Chất hữu cơ hòa tan không phải là chất dẫn điện đặc biệt tốt, tuy nhiên trong trường hợp những thứ như mẫu nước suối đã được lấy và phân tích qua nhiều năm để có thể ước tính TDS dựa trên độ dẫn để xấp xỉ TDS khoảng 10%
Đo độ dẫn điện
Độ dẫn điện là một phép đo nhanh hơn nhiều để thực hiện. Hai tấm có khoảng cách đã biết giữa chúng có tiềm năng điện áp dụng cho chúng. Hiện tại có thể được đo. Hiện nay việc đo độ dẫn điện được sử dụng bằng máy đo EC đơn giản và nhanh hơn.
Đơn vị dẫn điện SI là siemens trên mét. Các phép đo độ dẫn được sử dụng thường xuyên trong nhiều ứng dụng công nghiệp và môi trường như một cách nhanh chóng, rẻ tiền và đáng tin cậy để đo hàm lượng ion trong một giải pháp. Ví dụ, việc đo độ dẫn của sản phẩm là một cách điển hình để theo dõi và liên tục xu hướng hiệu suất của các hệ thống lọc nước. (Độ dẫn điện, nd)
Thường gặp trong công nghiệp là đơn vị truyền thống μS / cm. Các giá trị trong S / cm thấp hơn các giá trị trong μS / m theo hệ số 100 (nghĩa là 1 μS / cm = 100 S / m). Đôi khi gặp phải là mho (đối ứng của ohm): 1 mho / m = 1 S / m. Trong lịch sử, mhos chống lại Siemens trong nhiều thập kỷ; những người kiểm tra ống chân không tốt, chẳng hạn, đã đưa ra kết quả đo độ dẫn điện trong micromhos. (Độ dẫn điện, nd)
Mặc dù độ dẫn điện và TDS có liên quan chặt chẽ với nhau như chúng ta đã thấy chúng là các phép đo hoàn toàn khác nhau. Đối với nguyên tắc chung, nếu bạn đo vật liệu vô cơ hòa tan như muối, máy đo độ dẫn sẽ đưa ra giá trị gần đúng hợp lý của giá trị, nhưng nếu bạn đang cố đo TDS của một mẫu hữu cơ như nước ao, thì việc đọc sẽ không chính xác.
Nếu bạn có nhu cầu may do do dan EC thì xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0978.455.263